- THƯ NGỎ TỪ CÔNG TY
- QUYẾT TÂM XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
- LỊCH SỬ THƯƠNG HIỆU
- ƯỚC MƠ VÀ HOÀI BẢO
CÔNG TY TNHH RƯỢU ĐỆ NHẤT GÒ ĐEN
Long an, Ngày 07/12/2019
QUYẾT TÂM XÂY DỰNG
“ THƯƠNG HIỆU RƯỢU GÒ-ĐEN “
- Thương hiệu rượu Gò đen có bề dày lịch sử hơn 100 năm. Trong quá trình giữ và dựng nước thương hiệu này đã dần mai một và mất niềm tin đối với người tiêu dùng.
- Hiện tại,đa số bà con trong làng nghề vẫn sản xuất theo kinh nghiệm cha truyền con nối. Bằng các dụng cụ thô sơ, cơ sở không đảm bảo VSATTP, QTSX đơn giản,kiến thức về sản phẩm còn hạn chế nên không đảm bảo chất lượng tốt được. Nên thường gọi là rượu thủ công.Không tạo lòng tin cho người sử dụng.
- Trước tình hình đó.Tỉnh ủy,Ủy ban và các Sở KHCN,Sở CT của Long an cùng với Công ty chúng tôi đã quyết tâm xây dựng lại thương hiệu Rượu Gò đen thông qua 02 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về : Men vi sinh cổ truyền cùng với các bài thuốc thảo dược gia truyền và Nâng cao thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu truyền thống ,xứng tầm với thời kỳ KHKT phát triển,với cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 và với nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn, thông minh hơn,minh bạch hơn,quý trọng cho sức khỏe của minh hơn.
“ Trăm năm để lại thế gian
Gò đen rượu đế trần gian giữ gìn “
- Vì vậy,sau hơn 05 năm tìm hiểu,nghiên cứu ,Công ty TNHH rượu Đệ nhất Gò đen bước đầu đã xây dựng nên một quy trình sản xuất rượu truyền thống tương đối hoàn chỉnh hơn, sạch sẽ hơn và chất lượng hơn để cho ra một sản phẩm rượu cổ truyền giá trị hơn. Với các tiêu chí : Trung thực,Khoa học,Chất lượng và Uy tín.
“ Chắt chiu từng giọt rượu nồng
Tôn vinh thương hiệu cha ông với đời “
QTSX của Công ty chúng tôi được thực hiện qua các bước như sau :
1. Chọn nguồn nguyên liệu nếp lứt chất lượng của vụ mùa mới thu hoạch được sấy trong lò sấy công nghiệp để đảm bảo chất lượng. Hồ hóa bằng cách ngâm nguyên liệu 12 giờ trước khi nấu cách thủy để bảo tồn chất lượng của nguyên liệu nếp lứt.
2. Chọn loại men vi sinh chất lượng nhất trên thi trường kết hợp với bài thuốc thảo dược bí truyền của Công ty để tao ra một ra một sản phẩm có hương vị riêng cho Công ty.
3. Hổn hợp này được ủ với thời gian 7-8 ngày trong phòng kín vừa ổn định nhiệt độ vừa ngăn ngừa khuẩn tạp xâm nhập để cho chất lượng rượu tốt nhất.
4. Sau thời gian ủ đủ độ chín,hổn hợp này sẽ được đem chưng cất phân đoạn bởi thiết bị được Công ty tự thiết kế và sản xuất dựa trên cơ sở công nghiệp hóa và bán tự đông để tách phần lớn các chất có hại cho sức khỏe khi sử dụng như : Metanol,Aldehyd,Furfurol,Acid-Acetic và rượu bậc cao ....
5. Nguyên liệu sau khi chưng cất sẽ được lọc thô,lọc tinh,điều chế nòng độ Ethanol ( % Vol ) thích hợp cho từng loại sản phẩm,đồng thời thông qua thiết bị của Công ty để làm già,mềm,êm,dịu ... khi sử dụng mà không làm mất đi hương vị gốc của sản phẩm.
Sản phẩm được Trung tâm kiểm định Quatest 3 kiểm tra với kết quả :
Sản phẩm Rượu nếp để Ngâm có nòng độ 45 % vol ( 20 độ C ).
Hàm lượng Metanol < 30 mg chỉ bằng 1.5-2 % TCVN-7043 quy định.
Hàm lượng Aldehyd < 100 mg. Nhỏ hơn 5-6 lần trong điều kiện sản xuất bình thường.
Hàm lượng Furfurol không phát hiện.
Hàm lương rượu bậc cao < 5mg . Nhỏ hơn 100 lần trong điều kiện sản xuất bình thường.
Đối tương phục vụ :
1 .Tập đoàn,Tổng công ty sản xuất rượu ngâm,rượu màu,rượu mùi.
2. Tập đoàn,Tổng công ty sản xuất thực phẩm chế biến đóng gói sẳn.
3. Tập đoàn,Tổng công ty sản xuất rượu ngâm thuốc Đông y phục vụ cho chửa bịnh và bổ dưởng tăng cường cho sức khỏe.
4.Tập đoàn,Tổng công ty tự sản xuất rượu ngâm thảo dược sử dụng cho nội bộ.
5.Gia đình, cá nhân dùng rượu ngâm sử dụng trong gia đình cho việc uống, điều tri bịnh và ướp thực phẩm khi nấu ăn.
Công năng của sản phẩm sử dụng trong gia đình:
1. Sử dụng ngâm với các sản vật quý hiếm của khách hàng,để sử dụng trong gia đình và tiếp khách theo tính cách và bản lĩnh riêng của quý khách.
2. Sử dụng ngâm với các vị thuốc bổ dưởng , điiều trị bịnh , tăng cường sức khỏe từ các bài thuốc cổ truyền và theo chỉ định của thầy thuốc Đông y.
3. Sử dụng như một “ Cooking wine “ trong việc tẩm ướp thực phẩm chế biến của bếp ăn gia đình làm tăng hương vị và chất lượng cho món ăn.
KS.TRƯƠNG TẤN MÃNH
ĐT : 0907671957
I- LỊCH SỬ NGHỀ NẤU RƯỢU TẠI VIỆT NAM
Lịch sử nghề nấu rượu của Việt Nam có từ bao giờ chưa ai rõ chỉ biết rằng những sử sách còn ghi lại được thì thấy xuất hiện vào khoảng năm thứ 100 trước công nguyên. Vào thời kỳ đó rượu nếp của người Dao chỉ được coi là đặc sản độc đáo mà người Hán ưa thích. Các rượu do dân tự nấu theo tập quán cổ truyền, mang tính chất tự cung tự cấp. Ở đồng bằng, miền núi nhân dân thường sử dụng men giống là các loại bánh men được sản xuất theo phương pháp cổ truyền để lên men rượu từ các nguyên liệu khác nhau có chứa tinh bột như gạo nếp, gạo tẻ, ngô, sắn….Một số loại rượu dùng để uống không qua chưng cất như rượu cần của đồng bào dân tộc thiểu số; một số được chưng cất và thu được rượu trắng với chất lượng khác nhau, trong đó có loại rượu rất ngon và nổi tiếng.
Rượu trắng, rượu đế, rượu ngang, rượu gạo, rượu chưng, hay rượu quốc lủi đều là cách gọi của loại rượu chưng cất từ ngũ cốc lên men được làm một cách thủ công trong dân gian, rất thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam.
Trước khi người Pháp đến Việt Nam trong cuộc xâm lăng và đô hộ các thuộc địa, ngành sản xuất rượu thủ công Việt Nam đã có lịch sử rất lâu đời vì người Việt nói chung rất phổ biến tập quán uống rượu, đặc biệt trong các ngày lễ, tết vốn vô tửu bất thành lễ. Năm 1858, khi những người Pháp đầu tiên đặt chân đến Việt Nam vẫn chưa có sản xuất rượu ở quy mô công nghiệp. Chính phủ bảo hộ khuyến khích người Việt nấu rượu, uống rượu để thu thuế, cấp đăng ký sản xuất rượu, nhưng vẫn không có các biện pháp thu thuế triệt để. Hiện tượng trốn thuế, khai man thuế tràn lan không kiểm soát được. Kể từ khi sản xuất rượu công nghiệp ra đời, chính quyền bảo hộ ra sắc lệnh cấm dân tự nấu rượu, ngừng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nấu rượu cho các hộ gia đình đã từng sản xuất kinh doanh bằng nghề nấu rượu, chỉ duy trì một số làng nghề tập trung để dễ thu thuế. Việc cấm dân nấu rượu ngày càng được kiểm soát chặt chẽ đi đôi với đẩy mạnh sản xuất rượu công nghiệp, một số tổ chức thanh tra riêng do người pháp trực tiếp chỉ huy đã được thành lập chuyên đi bắc phạt những hộ gia đình nấu rượu không phép,những đối tượng mà dân Việt thường gọi là”Tây đoan”,hay”Tàu cáo”(một dạng thanh tra thế).
Một mặt chính phủ bảo hộ đưa ra chính sách ngăn cấm các làng nghề,ngăn cản người dân tự nấu rượu,mặt khác lại bắt người dân phải tiêu thụ theo định mức các loại rượu do nhà máy rượu của Chính phủ bảo hộ sản xuất (rượu công ty,còn gọi là rượu Ty).Nha nào đóng môn bài đặc biệt mới được cấp tấm bảng to bằng cỡ miếng gạch tàu vẽ chữ”RA”(viết tắt của Régie d’Acool-Sở rượu)về treo trước cửa để bán sản phẩm của Công ty rượu Đông Dương (Société francaises des Distilleries de l’Indochine,thường được dân gian gọi là Công ty Fontaine vì công ty này do A.Fontaine thành lập năm 1901),hàng độc quyền sản xuất kinh doanh trên toàn cõi Đông Dương loai rượu tương đối nhạt được nấu bằng gạo và ngô.Chính phủ bảo hộ tính số người cho mỗi tỉnh, mỗi làng mà chia rượu giao cho quan lại đưa dân nhận lãnh rượu. Đồng thời giao kế hoạch tiêu thụ rượu đến các cấp chính quyền huyện, tổng, xã, đề ra các biện pháp cụ thể như ma chay, cưới xin, lễ hội đình đám bắt buộc phải mua rượu đủ theo quy định.
Tuy nhiên rượu Ty không đáp ứng khẩu vị của người dân. Vì muốn dùng thứ rượu dân tộc có nồng độ cao, cay và thơm hơn, khắp nơi người ta vẫn lén lút nấu rượu bằng gạo nếp rồi đem giấu trong những lùm tranh, lùm đế ở xa nhà hoặc khi thấy Tây đoan, Tàu cáo đến bắt, nghe động thì bê tất cả nồi rượu, bình rượu chạy vội giấu dưới đồng cỏ hoang dại mọc toàn cây đế, một loài cây giống cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh hay lau sậy mọc cao vút đầu. Tên gọi rượu đế trong Nam xuất xứ từ đó. Loại rượu này cũng còn được gọi là rượu lậu do quy trình nấu rượu và tiêu thụ rượu hầu hết đều là lậu. Rượu lậu được chuyên chở bằng mọi cách, thậm chí bằng cả áo quan hay bằng bất cứ phương tiện nào có thể tránh con mắt xoi mói dò xét của những vị chức sắc truy thu thuế. Tình trạng buôn rượu lậu, nấu rượu lậu, tiêu thụ rượu lậu trở nên phổ biến trong suốt nửa cuối thế kỷ 19 kéo dài đến gần cuối thế kỷ 20 ngay cả khi nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã được thành lập sau 1945.
Năm 1903 do tình trạng buôn và nấu rượu lậu khó kiểm soát, do nguồn thu từ sản xuất và tiêu thụ rượu góp phần không nhỏ vào ngân sách, đồng thời công nghiệp phát triển dẫn đến yêu cầu cồn ngày càng nhiều, rượu sản xuất công nghiệp không đủ đáp ứng yêu cầu của người dân.Vì thế chính quyền bảo hộ đã để cho một số làng nghề thủ công có truyền thống lâu đời nấu rượu thủ công ở Việt Nam, như làng Vân ( Bắc Ninh ), Xuân Lai ( Sóc Sơn ), Quan Đình ( Từ Sơn ), Đỗ Xá ( Hải Dương ), v..v.. tiếp tục sản xuất rượu để bán. Tuy nhiên, việc sản xuất vẫn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ bảo hộ để thu thuế.
Cũng vì rượu ta nấu nó cho rượu lậu, muối ta làm nó bảo muối gian ( Phan Bội Châu, trong bài thơ Á tế Á ca ), nên tại miền Bắc Việt Nam người dân đã tự đặt tên cho loại rượu mình nấu là rượu ngang vì rượu nấu và tiêu thụ theo kiểu đi ngang về tắt; rượu cuốc lủi vì vừa bán vừa lủi như con chim cuốc; hoặc để so sánh với rượu “ quốc gia” khi các cụ nhà Nho xưa nhại tiếng ngoại bang nationale spirit gọi rượu quê của người Việt là rượu quốc hồn quốc túy. Tiếng là quốc hồn quốc túy mà phải nấu chui nấu lủi, uống chui uống lủi thì gọi là rượu quốc lủi.
Tuy có các tên gọi rất đa dạng nói trên để chỉ bản chất của loại rượu chưng thủ công này, phần lớn các vùng miền cả nước hiện nay vẫn thường gọi tên rượu đơn thuần gắn với tên của địa phương sản xuất rượu ( như rượu làng Vân, rượu Bàu Đá, rượu Mẫu Sơn, rượu Xuân Thạch, rượu Phú Lộc, đế Gò Đen v.v.), đã tạo nên những thương hiệu rượu địa phương nức danh không chỉ với người trong nước mà còn cả người nước ngoài. Ngoài ra, cũng thường thấy rượu được gọi theo tên của nguyên liệu chính được sử dụng nấu rượu ( như rượu nếp cái hoa vàng, rượu ngô Bắc Hà, rượu nếp cẩm, rượu nếp hương, rượu mầm thóc v.v.)
II- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THƯƠNG HIỀU RƯỢU ĐẾ GÒ ĐEN
Địa danh Gò Đen có từ sau khi chúa Nguyễn khai phá đất phương Nam, vùng này gò cao, đất đen nên gọi là Gò Đen.
Gò Đen có rạch Bà Láng và Bà Cua chảy qua nên thuận lợi giao thông đường thủy cũng như phát triển nông nghiệp. Về đường bộ, Gò Đen cũng nằm ở vị trí trọng yếu, là cửa ngõ giao thông từ Sài Gòn đi các tỉnh Nam Bộ.
Nơi đây phát triển nhanh chóng từ thưa thớt đến đông đúc, rồi từ từ là nơi hội tụ, giao lưu trao đổi mua bán sầm uất, dần dần biến thành chợ tự phát từ bao giờ không rõ.
Thời Minh Mạng một phần đất của huyện Bến Lức thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình và một phần đất thuộc huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định.
Đến năm 1918 đất này chính thức trở thành một quận của tỉnh Chợ Lớn. Tỉnh Chợ Lớn có 4 quận : Gò đen, Cần Giuộc, Cần Đước và Đức Hòa. Quận Gò Đen có 12 xã, trung tâm quận giáp ranh xã Long Hiệp, Phước Lợi và Mỹ Yên ngày nay. Ngoài các công trình người Pháp xây dựng như chợ, dinh thự, bệnh xá, trường học, v..v còn có các công trình kiến trúc văn hóa như ao làng, đình thờ thần và các bậc tiền nhân có công khai phá.
Quận Gò Đen thay đổi nhiều tên qua các thời kỳ khác nhau: Gò Đen, Trung Quận, Bến Lức, Trung Huyện.
“ Ăn nem Thủ Đức, uống rượu Bến Lức Gò Đen”
Đó là câu nói cửa miệng của người miền Nam. Rượu đế Gò Đen có từ thời Pháp thuộc. Ngày ấy thực dân không cho dân ta nấu rượu hòng độc quyền sản xuất thứ rượu công xi (régie). Rượu công xi nhạt không hợp với khẩu vị nên người dân vẫn lén nấu rượu lậu. Mỗi vùng người dân nghĩ ra một cách đối phó. Người dân Gò Đen lén lút nấu rượu bằng gạo nếp rồi đem giấu trong những lùm tranh, lùm đế ở xa nhà hoặc khi nghe tin Tây đoan đến bắt thì bê nồi rượu, bình rượu giấu nơi đồng cỏ hoang dại mọc toàn cây đế, một loài cây giống cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh hay lau sậy mọc cao vút đầu. Tên gọi rượu đế Gò Đen ra đời từ đó và tồn tại cho đến bây giờ.
Trong tâm trí của người dân Nam Bộ, rượu đế Gò Đen xếp hàng “đệ nhất tửu”. Vì sao Gò Đen lại được coi là “đệ nhất tửu”? Truyền rằng, trước đây người Gò Đen nấu rượu bằng tất cả cái tâm. Họ chăm chút từng hạt nếp, cục men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại rượu ngon nhất. Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên. Muốn được rượu thì trong nếp phải “rặt”, tuyệt đối không được lộn hạt gạo nào. Dân nấu rượu Gò Đen xưa thường chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm, trắng đục đều. Thường là nếp hương và nếp ngỗng và nếp men. Người Gò Đen không có thói quen tự làm ra men, họ lấy men từ Mỹ Tho, từ Cần Giuộc. Chỉ có những người Hoa ( hay ít ra là gốc Hoa ) bằng công thức bí truyền gia tộc mới chế ra được loại men tốt như vậy.
Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu, nếp được ngâm đến ngày thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Người Gò Đen xưa nấu rượu trọng chất lượng, nếu rượu để thưởng thức sẽ cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết, dân sành rượu thường dùng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, chậm tan.
Rượu đế Gò Đen gắn liền với lịch sử hình thành địa danh Gò Đen, nổi tiếng với truyền thống sản xuất lâu đời, đặc biệt có hương vị rất riêng. “ Đế Gò Đen” còn là phương tiện thể hiện sự hiếu khách của người Long An, là lời chào hỏi thân mật đầu tiên khi những người con Long An gặp gỡ, giao lưu với bạn bè ngoài tỉnh. “Rượu đế Gò Đen” đã gắn với tên người, tên đất của quê hương Long An từ bao đời nay, một loại đặc sản mà không ở đâu có được.
( Viết theo tài liệu nghiên cứu về ngành rượu thủ công cổ truyền )
“ƯỚC MƠ VÀ HOÀI BẢO VỀ
THƯƠNG HIỆU RƯỢU ĐÉ GÒ ĐEN”
- Rượu là một sản phẩm mà bấc cứ đất nước nào trên thế giới này cũng đều có nó,vì nó là một sản phẩm đặc thù được sử dụng cho mọi đối tượng :già hay trẻ,giàu hay nghèo...,trong mọi hoàn cảnh,mọi sinh hoạt như : tiếp khách,giao tế,liên hoan,cưới hỏi,thờ cúng,tang lễ.... kể cả trong nghành y tế để bảo vệ sức khỏe cho con người nếu ta biết sử dụng đúng liều lượng và đúng cách. Đặc biệt hơn ,hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều có một hay nhiều thương hiệu rượu cổ truyền được đầu tư gìn giữ và phát triển như một thương hiệu Quốc gia còn gọi là Quốc tửu. Nó là biểu tượng hay làm quà tặng rất có ý nghĩa mỗi khi du khách đến thăm. Ví dụ như : rượu Mao đài của Trung quốc,rượu Sake của Nhật bản,rượu Shochu của Hàn quốc....,hay ở Châu âu thì có Vodka,Chivas,Henesi,Remi....
- Với lịch sử 4.000 năm văn hiến,ông cha ta đă và đang để lại cho chúng ta những thương hiệu rượu cổ truyền vô cùng quý báo mà bất kỳ ai nói đến đất nước Việt nam đều có thể nhớ và biết đến nó.Như : rượu Làng vân ở Miền bắc,rượu Bồ đá ở Miền trung và rượu Gò đen ở Miền nam.Tuy nhiên với sự thăng trầm và thay đổi qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước,mà những thương hiệu này đã bị mai một dần trong lòng của người dân Việt nam và bạn bè Quốc tế.
“ Trăm năm để lại thế gian
Gò đen rượu đế trần gian giữ gìn “
TTM
- Là một người con của vùng đất Gò đen-Bến lức-Long an trong lòng Miền nam Việt nam thân yêu, tôi đã tự hào và cảm nhận được giá trị tinh thần và vật chất của thương hiệu Rượu đế Gò đen , sự tinh túy và chất lượng tuyệt vời cùng với kinh nghiệm bao đời mà cha ông ta dể lại, nên bản thân tôi đã quyết tâm nghiên cứu,tìm hiểu về loại sản phẩm này nhầm kế thừa và phát huy thương hiệu rượu đé Gò đen lên một tầm cao mới ,trong bối cảnh và đời sống của con người Việt nam nói riêng và của thế giới nói chung có một đời sống không ngừng được nâng cao và khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển.
- Để tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm của cha ông ta ,để áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thời kỳ của cuộc cách mạng 4.0 ,tôi đã cùng với các cơ quan chính quyền địa phương Long an nghiên cứu 02 đề tài khoa học cấp tỉnh về nghành rượu thủ công của làng nghề rượu đé Gò đen :
Đề tàì 1 : Bảo tồn và phát triển men rượu vi sinh cổ truyền khu vực Gò đen.
Đề tài 2 : Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất rượu thủ công.
- Hai đề tài khoa học này đã giúp cho chúng tôi rỏ hơn về những yếu tố quyết định chất lượng và hương vị đặc trưng của rượu thủ công cổ truyền mà đặc biệt là rượu đé Gò đen.
- Chất lượng rượu thủ công cổ truyền được quyết định dựa trên 04 yếu tố cơ bản mà không phải người nấu rượu thủ công nào cũng nắm rỏ được.
Bốn yếu tố đó là :
Nguyên liệu : Gạo nếp lức có chọn lọc.
Men vi sinh : Cộng với các vị thuốc bắc gia truyền.
Nguồn nước : Tại khu vực địa phương có kiểm soát.
- Quy trình công nghệ sản xuất : Dựa trên cơ sở khoa học kỹ thuật hiện tại để kiểm soát và giảm tối đa thành phần có hại cho sức khỏe khi sử dụng.
- Điều đặc biệt rượu đế Gò đen cổ truyền phải được sử dụng nguyên liệu gạo nếp lức mới ( đầu mùa ) kết hợp với men vi sinh thuốc bắc gia truyền.hồ hóa và được ủ trong thời gian 7-10 ngày mới đem đi chưng cất.Việc chưng cất từ xưa ông bà ta sử dụng nhiên liệu củi hay rơm rạ nên sự bốc hơi hổn hợp hèm ( Gạo nếp đã lên men hoàn tất ) một cách từ từ để cho từng giọt rượu chảy ra thì rượu mới thơm và ngon được.
Vì vậy :
“ Chắt chiu từng giọt rượu nòng
Tôn vinh thương hiệu cha ông với đời “
TTM
- Trong sản xuất rượu thủ công thông thường ta thu được 50% hàm lượng rượu etylic và gần 50% hàm lượng dung dịch nước bốc hơi lôi cuốn trong quá trình chưng cất. Dung dịch nước này được bốc hơi từ hổn hợp đã lên men ( hèm ) nên nó có rất nhiều khoán chất,dưởng chất,vitamin....làm cho sản phẩm rượu vừa ngon,êm dịu và có một hương vị đặc trưng riêng cho từng cơ sở sản xuất.
- Chúng tôi thiết nghỉ rằng đất nước Việt nam là một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp , hàng năm chúng ta xuất khẩu khoản 4-5 triệu tấn lúa gạo . Nếu chúng ta chỉ sử dụng 05% số lượng gạo xuất khẩu sản xuất rượu thủ công có chất lượng để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu thì ta có thể thu về khoản từ 1.5 đến 02 tỷ USD hàng năm.Mặc khác chúng ta còn tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, tạo ra hàng trăm ngàn tấn sản phẩm thức ăn vi sinh phục vụ cho nghành chăn nuôi trong nước với giá rẻ.
- Chúng tôi mong rằng , Chính quyền các cấp, các nhà khoa học,các nhà đầu tư cùng với người dân ở đồng bằng sông Cửu long cảm nhận đươc hết ý nghĩa và tầm quan trọng của nghành rượu thủ công mà đặc biệt là thương hiệu rượu đé Gò đen để cùng nhau chung sức giữ gìn và phát huy nó lên thành một Thương hiệu Quốc gia như vốn từ xưa nó đã có,
- Chúng tôi mong rằng ,một ngày nào đó người dân Việt nam và du khách nước ngoài đến tham quan du lịch trên đất nước Việt nam được thưởng thức một sản phẩm rượu đế Gò đen đúng nghĩa hay có thể mang nó về làm quà biếu bạn bè người thân sau khi rời khỏi đất nước Việt nam xinh đẹp và mến khách.
- Một lần nữa tôi rất mong được sự đồng cảm và cùng chia sẽ niềm ước mơ và hoài bảo này.
Trân trọng.
KS.TRƯƠNG TẤN MÃNH
PHONE : 0907671957