Gò Đen - Cái nôi của rượu đế huyền thoại

Hotline tư vấn:

0907671957
Gò Đen - Cái nôi của rượu đế huyền thoại
Ngày đăng: 2 tháng trước

     Nếu đã từng thưởng thức qua rượu gò đen, chắc chắn bạn sẽ phải công nhận đây là đệ nhất danh tửu của miền Nam. Rượu gò đen từ lâu đã là niềm tự hào của người dân Long An, trở thành đặc sản Long An và của người dân miền Tây.

Lịch sử của đặc sản Long An – Rượu gò đen

     Sau khi chúa Nguyễn khai phá miền Nam, tìm ra vùng đất gò cao, đất đen gọi là vùng Gò Đen. Địa danh Gò Đen gắn với 3 xã của Long An là xã Mỹ Yên, Long Hiệp và Phước Lợi. Loại rượu này có nguồn gốc từ thời Pháp thuộc. Thời này, Pháp không cho dân ta nấu rượu nên người dân đã nghĩ ra cách khác. 

     Lúc đó, rượu gò đen nổi tiếng nhất vì hương vị ngọt ngào, nấu từ cỏ thân cao có tên là đám đế. Khi nấu xong, người dân cho vào bóng lợn hoặc trâu để đem đi bán. Tại sao thức rượu này lại được mệnh danh là đệ nhất tửu? Vì rượu gò đen được người dân nơi đây nấu bằng cả tâm của mình, làm ra thức rượu nếp ngon trứ danh.

Quy trình nấu rượu gò đen của người Long An

     Đặc sản Long An được nấu từ gạo hoặc nếp mỡ, gạo nếp than theo phương pháp truyền thống. Loại rượu nếp này có độ khá cao, lên tới 50 độ, uống thơm và ngon, không bị choáng váng đầu óc. Rượu gò đen để càng lâu thì  càng trong và khi uống sẽ có vị ngon hơn. 

     Quy trình nấu rượu của người Long An cầu kỳ từ bước chọn nguyên liệu tới khâu chưng cất rượu. Cụ thể sẽ được chúng tôi giới thiệu tới các bạn. Đầu tiên, người dân phải lựa chọn gạo nếp nấu rượu. Hạt nếp tròn, mẩy, thơm mùi lúa mới và trắng đục. Đặc sản Long An thường được nấu từ nếp than, nếp mỡ hay nếp mù u của chính vùng đất này.

     Khi chọn xong nếp, người ta nấu thành cơm, rồi rắc men rượu làm từ các loại thảo mộc hoặc loại men làm từ các vị thuốc bắc như quế khấu, đinh hương, nhãn lồng, trần bì, trầu hương, quế chi, đại hồi,… Người dân Long An cực kỳ chú trọng khâu nấu rượu, phải để nếp ngâm tới ngày thứ 7 mới đem ra chưng cất. 

     Sau khi rượu ra lò, cho vào chum sành ngâm xuống ao, tới sau 100 ngày đem lên thưởng thức. Rượu gò đen ngon là loại rượu khi lắc nổi bọt và có 3 phần rõ rệt. Phần bọt này sẽ tan chậm. 

     Hương vị của rượu gò đen rất đầm, từ khi mở nắp đã ngửi thấy hương vị nếp lan toả thơm nức. Khi uống vào có vị cay, sau đó tới vị ngọt sâu, không để lại vị gắt ở cổ họng.

Các loại rượu gò đen trứ danh

     Rượu gò đen được chia thành nhiều loại khác nhau, tuỳ theo cách nấu của từng nơi:

- Rượu đế gò đen: Đây là loại rượu trứ danh, đem danh tiếng của rượu gò đen vang xa khắp vùng. Loại rượu này làm từ gạo nếp hương hoặc nếp ngỗng. Khi mới chưng cất xong có màu trắng đục.

- Rượu nếp gò đen: Loại rượu nếp gò đen có nồng độ cồn rất cao, lên tới 45-50 độ, chỉ dành cho những người sành rượu uống. Người ta cũng tìm đến loại rượu nếp này để ngâm với rắn hổ mang, nhân sâm, hải mã tươi, chuối hột, ba kích,...

- Rượu nếp than gò đen: Đặc trưng của loại rượu gò đen, đặc sản Long An này là nó có màu đỏ sậm. Rượu khá nhẹ, thường được phái nữ ưa chuộng.

- Rượu gạo gò đen: Loại rượu gò đen này ít được biết đến vì không thơm như rượu nếp. 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Zalo
Hotline