Với việc nắm giữ công thức bí truyền, người dân Gò Đen đã đưa danh tiếng của cái tên rượu Gò Đen lan xa trên khắp mọi miền đất nước. Rượu đế Gò Đen từ lâu đã trở thành đặc sản, là một nét đặc trưng để dù là người chưa từng biết đến chỉ nghe đến Gò Đen sẽ biết đó là loại rượu nổi danh của Long An. Rượu trong như nước mưa, vị cay, hương thanh mát, uống vào dễ chịu và để lại hậu vị khó quên làm say lòng không biết bao nhiêu là “tao nhân mặc khách”.
Nguồn gốc của tên gọi rượu Đế Gò Đen
Lai lịch hàng ngàn năm như một số loại rượu bí truyền khác thì không có, nhưng với tuổi đời vài trăm năm cũng đủ để rượu Gò Đen đi vào lòng người và trở thành một loại rượu đặc sản được yêu thích nhất từ trước đến nay. Theo những người nấu rượu lâu năm, quận Gò Đen có nghề nấu rượu nổi danh trước thời Pháp thuộc, loại rượu này là một phần không thể thiếu trong những dịp Lễ, Tết, tiệc cưới,...
Không chỉ những người yêu rượu mà những người bình thường vốn quan năm không uống được bao nhiêu rượu cũng cực kỳ yêu thích. Rượu được những người nấu rượu có kinh nghiệm lâu năm chưng cất sẽ cho ra hương vị thuần túy đặc trưng nhất, chất rượu cay nồng nhưng không gay, rượu uống vào càng xuống càng thấm, dư vị khó tả, một cảm giác ngòn ngọt đọng nơi đầu lưỡi khiến người yêu rượu nào cũng phải ngất ngây.
Để có được danh tiếng như hôm nay, rượu Đế Gò Đen cũng đã trải qua khá nhiều thăng trầm, mà trong cả trăm năm thuộc Pháp thì xuýt chút nữa loại rượu này đã thất truyền.
Vốn dĩ chỉ là tên gọi rượu Gò Đen, nhưng từ thời Pháp thuộc đến nay lại được người dân gọi thành rượu đế Gò Đen. Lâu dần nhiều người không rõ chữ Đế ở đây có nghĩa là gì nên vẫn thường dùng để gọi tên cho những loại rượu trắng thành rượu Đế. Khi Pháp xâm lược nước ta, họ nhận định rượu là một trong những ngành có thể “hái” ra tiền nên tiến hành chính sách nắm giữ thị trường và nghiêm cấm mọi hoạt động nấu rượu thủ công lúc bấy giờ.
Nhưng do các loại rượu từ Pháp đưa vào nước ta lúc đó không hợp khẩu vị, giá cả lại đắt nên người dân vẫn lén lút nấu rượu để tự uống. Rất nhiều người đã phải đổ bỏ thành quả của mình khi bị khám xét bất ngờ, một số người vẫn kịp đem những chai rượu giấu đi trong đồng cỏ hoang. Vùng đất Gò Đen thời bấy giờ có nhiều cánh đồng hoang chỉ toàn cây Đế, đó là địa điểm mà nhiều người đem rượu giấu đi. Tên gọi rượu Đế ra đời ban đầu cũng vì tránh tai mắt của thực dân Pháp nhưng không nghĩ rằng lại tồn tại cứ như vậy mà được gọi thành rượu Đế Gò Đen cho đến tận ngày nay.
Ai cũng có thể nấu rượu nếp Gò Đen
Rượu Gò Đen chính hiệu là loại rượu được nấu từ gạo (gạo là cách mà người dân miền Nam gọi gạo tẻ, không phải gạo nếp), phương pháp nấu rượu được dùng từ xưa đến nay là thủ công. Vẫn có nhiều nhà chuyển đổi sang kiểu nấu công nghiệp nhưng không nhiều lắm. Do đó, loại đặc sản này đến nay vẫn được sản xuất chủ yếu là bằng phương pháp thủ công, nên giữ được hương vị truyền thống vốn có.
Người dân miền Nam hiếu khách, yêu thích uống rượu nhưng tinh cách đơn giản nên vẫn thường nấu rượu gạo để uống, dù nghèo nhưng nếu có khách đến nhà sẽ đem ra những gì gọi là quý giá để tiếp đãi. Và, rượu nếp Gò Đen là một trong những đặc sản quý giá người dân nơi đây dùng để đãi những vị khách quý, nhất là những người đến từ phương xa, và cũng nhờ đó mà tên tuổi của loại rượu Đế Gò Đen vang danh được đánh giá ngang hàng với những loại danh tửu có niên kỷ cả ngàn năm.
Để nấu rượu nếp Gò Đen, người ta dùng đến loại nếp ngon nhất đó là nếp hương hay nếp ngỗng. Sau khi nấu xôi xong thì đem đi ủ men, đây chính là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình nấu rượu mà thường thì chỉ những người nấu rượu có kinh nghiệm dày dạn mới có thể thành công.
Xôi sau khi nấu chín, chờ nguội sẽ rắc men đã tán nhuyễn đều lên toàn bộ, sau đó cho vào trong khạp sạch, đậy nắp kín và ủ như vậy khoảng 3 ngày. Tùy theo điều kiện thời tiết mà thời gian ủ có thể dài hơn hay ngắn hơn.
Trong khi chờ rượu đang ủ, người ta chuẩn bị sẵn nước cho công đoạn ủ lỏng tiếp theo. Nước ở đây đơn giản là nước mưa hay nước ao đã được lọc sạch. Rượu ủ xong 3 ngày thì đem ra, sau đó đổ nước vào và đậy nắp tiếp tục ủ như vậy khoảng 4 ngày nữa.
Sau 4 ngày lấy ra sẽ thấy không còn hạt gạo nào trong khạp, người ta có được loại chất lỏng đục và lúc này chỉ cần đem đi chưng cất để lấy rượu
Khó tạo ra hương vị độc đáo của loại danh tửu
Rượu nếp Gò Đen có thể dùng cách chưng cất công nghiệp hay thủ công đều được. Nhưng vấn đề khó khăn để tạo ra được hương vị rượu Gò Đen truyền thống thì không phải ở đâu cũng nấu ra được. Những người nấu rượu lâu năm không ngại chia sẻ những bí quyết nấu rượu và luôn nhấn mạnh, để tạo ra đúng hương vị này thì rượu cần phải nấu ở Gò Đen.
Đôi khi người ta cũng không biết đó là gì, nhưng có lẽ là liên quan đến thổ nhưỡng vậy.
Hy vọng những thông tin sẽ là những thông tin hữu ích cần thiết dành cho những người quan tâm đến rượu, danh tửu vùng miền.